Kế hoạch Schlieffen Alfred von Schlieffen

Kế hoạch Schlieffen

Vào năm 1894, Schlieffen nảy ra một kế hoạch chiến lược để thực hiện một đòn đánh mạnh vào Lorraine. Kế hoạch đã được sửa đổi vào năm 1897, thành một phiên bản phức tạp và đồ sộ của trận hợp vây do Moltke Lớn thực hiện ở Sedan năm 1870.[7] Đây là ý niệm đầu tiên của Kế hoạch Schlieffen. Ông đã đề ra ý tưởng tiến quân qua miền Bắc nước Pháp và hạ gục quân đội Pháp bằng việc tiến hành một chuyển động vòng. Schlieffen được biết đến vì đã thay đổi và điều chỉnh các kế hoạch của mình; hầu như năm nào ông cũng sửa đổi cho đến khi bản kế hoạch cuối cùng được công bố.[8]

Trước tình hình nước Đức chẳng bao lâu sau sẽ rơi vào tình trang chiến tranh, Schlieffen có trách nhiệm chuẩn bị cho đất nước bước vào một cuộc chiến. Schlieffen hiểu rằng nếu PhápNga liên minh với nhau, họ sẽ dễ dàng đè bẹp nước Đức. Vì thế, vào năm 1905, ông vạch ra Kế hoạch Schlieffen. Kế hoạch này giúp cho Đức khỏi phải chiến đấu trong một cuộc chiến tranh hai mặt trận chống lại liên minh Pháp - Nga. Kế hoạch Schlieffen sẽ triển khai phương thức Blitzkrieg—chiến tranh chớp nhoáng—để nhanh chóng đánh bại Pháp.[9] Biết rằng người Pháp thực hiện một chiến lược phòng ngự, Alfred Von Schlieffen đã đề xuất một kế hoạch theo đó Đức đã xua quân qua nước Bỉ, Hà Lan trung lập và miền Bắc Pháp. Trong khi chỉ sử dụng tối thiểu binh lực của mình để cầm chân các lực lượng Nga trên Mặt trận phía Đông, Đức sẽ cho quân tấn công Pháp và đánh bại họ bằng cách thực hiện một vận động bọc sườn quy mô lớn, bằng cách buộc Pháp phải vừa chiến đấu vừa rút lui về phía nam, hoặc là buộc quân Pháp phải rút chạy vào Thụy Sĩ.[10] Sau đó, Đức có thể chuyển đại đa số binh lực của mình tới Mặt trận phía Tây để đánh nhau với Nga. Bằng một cuộc tấn công bọc sườn Pháp, kế hoạch sẽ giúp cho nước Đức giảm tổn thất đáng kể trong chiến tranh, và giành thế thượng phong trước Pháp.

Vào tháng 8 năm 1905, Schlieffen bị một con ngựa cưỡi của mình đá trong một buổi sáng, khiến ông không thể tiếp tục thực hiện trách nhiệm của ông.[11] Trong thời gian nghỉ dưỡng của mình, Schlieffen, giờ đây đã 72 tuổi, bắt đầu dự kiến về hưu. Nhưng chưa có ai được xác định là người kế nhiệm của ông. Von der Goltz là ứng cử viên sáng giá nhất; tuy nhiên, Hoàng đế không ưa thích ông này.[11] Một sủng thần của Hoàng đế là Helmuth von Moltke Nhỏ. Về sau, ông ta đã trở thành Tổng tham mưu trưởng khi Schlieffen nghỉ hưu. Trong thời gian vắng mặt của Schlieffen sau khi bị ngựa đá, Moltke đã nảy sinh những ý tưởng của mình. Ông ta đồng lòng với các ý tưởng của Schlieffen nhưng không đồng tình ở một số chi tiết. Vì thế, Moltke đã thực hiện một số sửa đổi không đáng kể. Sau khi Schlieffen trở lại, ông quả quyết rằng Đức chỉ có thể đánh bại Pháp bằng một đòn bọc sườn xuyên qua Bỉ.[12] Biết vậy nhưng Moltke vẫn biến đổi kế hoạch của ông. Kế hoạch Schliueffen đã được áp dụng không thành công trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Schlieffen đã không còn sống để nhìn thấy bản kế hoạch của mình bị phá sản.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Alfred von Schlieffen http://cgsc.leavenworth.army.mil/carl/resources/cs... http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p071191666 https://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut... https://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb12086625j https://data.bnf.fr/ark:/12148/cb12086625j https://www.idref.fr/072312076 https://id.loc.gov/authorities/names/n84167833 https://d-nb.info/gnd/118759396 https://isni.org/isni/0000000110472296 https://snaccooperative.org/ark:/99166/w6k07h1d